Thông tư số 02/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 14/02/3030 hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội như: Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 (trong đó bao gồm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em khuyết tật, NKT thuộc diện nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội); Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp (nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bị buôn bán, bị cưỡng bức lao động, trẻ em người lang thang xin ăn…);
Quy trình và nhiệm vụ quản lý đối tượng:
- Thu thập thông tin đối tượng: thông tin cá nhân cơ bản; thông tin về sức khỏe (bệnh tật, dạng tật, mức độ khuyết tật, đặc điểm khuyết tật, khả năng lao động, khả năng tự phục vụ,…); thông tin về gia đình của đối tượng (thông tin chủ hộ, quan hệ với đối tượng, hoàn cảnh kinh tế, vị trí của đối tượng trong gia đình, khả năng chăm sóc đối tượng của gia đình, trợ cấp xã họi hàng tháng và các dịch vụ xã hội cơ bản…)…
- Đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp: Sau khi thu thập thông tin của đối tượng, người quản lý có nhiệm vụ đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp đối tượng như nhu cầu chăm sóc sức koer, giáo dục, nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ sinh kế, kỹ năng sống, hòa nhập cộng đồng, tâm lý tình cảm…
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp: Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu của đối tượng, người quản lý đối tượng xác định đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo các tiêu chí chăm sóc trợ giúp khẩn cấp hoặc lâu dài, liên tục, luân phiên, bán trú… Sau đó, người quản lý xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp bao gồm: trình người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội hoặc Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt; thực hiện kế hoạch đã xây dựng và báo cáo kết quả thực hiện
- Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý đối tượng: Kết thúc quản lý đối tượng trong trường hợp như: mục tiêu đã đạt được; theo quyết định của người đứng đầu cơ sở hoặc Chủ tịch UBND cấp xã; đối tượng đủ 18 tuổi; cơ sở không có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng; đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng; đối tượng đề nghị dừng hoạt động chăm sóc, trợ giúp xã hội; đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật; chuyển khỏi địa bàn cung cấp dịch vụ;…
- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ quản lý đối tượng được lưu trữ và bảo mật. Việc chia sẻ thông tin cá nhân phải có sự đồng ý của đối tượng (nếu có)/ gia đình/ người giám hộ và người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội/Chủ tịch UBND cấp xã.
- Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng: Cơ sở cử người quản lý theo dõi, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng (nếu cần thiết) trong thời gian tối thiểu 06 tháng kể từ thời điểm đối tượng về gia đình, cộng đồng. Trường hợp sức khỏe của đối tượng tái phát cấp tính thì phải kịp thời đưa đối tượng vào cơ sở để can thiệp, phục hồi và chăm sóc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/03/2020 và thay thế Thông tư 01/2015/TT-BLĐTBXH.