Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2023, có tên đầy đủ là: Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý:
i) Về đối tượng áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, bao gồm:
- Trường tiểu học;
- Trường trung học cơ sở;
- Trường trung học phổ thông;
- Trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Trường chuyên biệt, bao gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật;
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ các cơ sở giáo dục được vận dụng Thông tư này để thực hiện, bao gồm:
- Các cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, các cơ sở giáo dục phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (áp dụng với các lớp dạy chương trình giáo dục phổ thông cùng cấp), trường dự bị đại học;
Các cơ sở giáo dục khác (áp dụng với các lớp dạy chương trình giáo dục phổ thông cùng cấp).
phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Thông tư 20/2023/TT-BGD ĐT quy định về chia 03 vùng khác nhau để tính định mức giáo viên, ví dụ:
- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại…
Số lượng học sinh/lớp cũng tính theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;;vv
Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
ii) Về danh mục vị trí việc làm:
Thông tư quy định một số nội dung chủ yếu về danh mục vị trí việc làm, định mức số người làm việc trong từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông). Kèm theo đó là các phụ lục cụ thể quy định chi tiết vị trí việc làm, hướng dẫn mô tả vị trí việc làm trong từng cấp học.
Theo đó, về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, Thông tư quy định cụ thể một số nội dung như sau:
* Thứ nhất, đối với cấp tiểu học:
- Vị trí việc làm giáo viên: được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp học 01 buổi/ngày;
- Vị trí việc làm giáo vụ: Trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 02 người; Các trường tiểu học còn lại được bố trí 01 người;
* Thứ hai, đối với cấp trung học cơ sở:
- Vị trí việc làm giáo viên:
+ Được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp;
+ Riêng Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật: được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;…
- Vị trí việc làm giáo vụ:
Trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người; Các trường trung học cơ sở còn lại được bố trí 01 người;
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.
* Đối với cấp trung học phổ thông:
- Vị trí việc làm giáo viên:
+ Trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp;Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp;
+ Trường trung học phổ thông chuyên: Lớp chuyên được bố trí tối đa 3,1 giáo viên/lớp;
- Vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm:
+ Trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 04 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa 02 người;
+ Các trường trung học phổ thông còn lại được bố trí 01 người.
- Vị trí việc làm giáo vụ:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 02 người.
+ Các trường trung học phổ thông còn lại được bố trí 01 người;
Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm.v.v.
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động.
Riêng đối với vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ở cả ba cấp: tiểu học trung học cơ sở và trung học phổ thông, Thông tư số 20/2023/ TT-BGDĐT quy định định mức chung như sau:
+ Đối với trường dành cho người khuyết tật: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí 01 người;
+ Đối với các trường có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Trường có dưới 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người;
Trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2023.
Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, (trừ các quy định về giám định mức tiết dạy tại Điều 9 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT tiếp tục được thực hiện cho đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn mới).
Ngoài ra, Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT cũng có riêng Điều khoản chuyển tiếp (Điều 20) quy định đối với định mức giáo viên/lớp của lớp không chuyên (nếu có) trong các trường trung học phổ thông chuyên; đối với vị trí việc làm y tế học đường.v.v.