Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Quyết định số 1624/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19 của Astrazeneca

  • Thực hiện: Ths.LS. Lê Hải Yến
  • 22/03/2021

Ngày 18-3-2021, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19 của Astrazeneca 

Mục đích của khám sàng lọc

Là nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19  để đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện Nghị quyết số: 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

Quyết định 1624/QĐ-BYT  phân loại ba nhóm đối tượng khác nhau liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 của Astrazeneca ,gồm: Đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng; đối tượng trì hoãn tiêm chủng và đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng.

- Nhóm đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng :

 Gồm Người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

- Nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng: gồm 09 loại đối tượng, là những người:

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;..

- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

- Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Người trên 65 tuổi.

- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

-Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Những đối tượng sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

- Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút

- Huyết áp:huyết áp ti thiu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg

- Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Quyết định cũng nêu rõ về  trường hợp Chống chỉ định (tiền sử phn vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin).

 Bên cạnh đó, nội dung Quyết định hướng dẫn rõ đối với nhân viên y tế về quy trình Khám sàng lọc trước tiêm chủng, gồm các khâu: Hỏi tiền sử bệnh; đánh giá lâm sàng và kết luận sau khám sàng lọc.

Đặc biệt khâu hỏi về tiền sử bệnh được hướng dẫn rất chi tiết gồm các mục như tình trạng sức khỏe hiện tại; Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19; tiền sử dị ứngTiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua; Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch; tiền sử bệnh nền; đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ vv 

Quyết định cũng hướng dẫn rõ tại khâu Kết luận sau khám sàng lọc, cần đưa ra được chỉ định rõ ràng, gồm một trong những nội dung:

- Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có các yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

- Chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện cho những trường hợp có các yếu tố thận trọng.

Nội dung văn bản này cũng nêu rõ yêu cầu: Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, nội dung Quyết định cũng hướng dẫn khá chi tiết về phương tiện; nội dung cần ghi ghép việc khám sàng lọc và lưu hồ sơ; ban hành Mẫu Phiếu khám sàng lọc kèm theo....

Quyết định 1624/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 18/3/2021 (từ ngày ký ban hành).

Nội dung chi tiết xin xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-1624-QD-BYT-2018-thuc-hien-20-NQ-TW-bao-ve-cham-soc-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-378903.aspx?tab=2