Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội

  • Thực hiện: Ths.LS. Lê Hải Yến
  • 17/03/2021

Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-LĐTBXH ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm .

Danh mục quy định tại Thông tư này gồm 1838 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (sau đây xin goi tắt là công việc nặng nhọc, độc hại), được chia thành 42 lĩnh vực khác nhau, gồm các lĩnh vực như: Khai thác khoáng sản, cơ khi  luyện kim,hóa chất, vân tải, hàng  không; địa chất, xây dựng, dầu mỏ; thương mại; nông nghiệp- lâm nghiệp, da giày- may mặc; thủy sản,vệ sinh môi trường; y tế- dược; giáo dục đào tạo; thương binh xã hội; phát thanh truyền hình; du lịch; lưu trữ vv

Trong mỗi lĩnh vực, các công việc nặng nhọc, độc hại lại được chia theo loai mức điều kiện lao động, đa số chia theo hai mức là điều kiện lao động loại IV và V (riêng lĩnh vực khai thác khoáng sản chia theo 03 điều kiện lao động là IV, V và VI). Mỗi lĩnh vực có khoảng vài chục đến hàng trăm các công việc nặng nhọc độc hại khác nhau. Mỗi công việc gồm tên và mô tả khái quát đặc điểm điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại (và cả nguy hiểm) của công việc / nghề đó. Ví dụ: Trong lĩnh vực da dày, may mặc thì công việc: May khuyết, cúc (khuy nút) trong may công nghiệp (số thứ tự -STT 47, lĩnh vực thứ X) được xếp vào loại công việc nặng nhọc, độc hại. Đặc điểm điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại được  mô tả là: Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của nóng và bụị. Hoặc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp thì toàn bộ những công việc thu hoạch sản phẩm nông, lâm nghiệp (STT 25, lĩnh vực XI),  được xếp vào loại nặng nhọc độc hại. Đặc điểm điều kiện lao động: Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tư thế lao động gò bó. Hay, cũng trong lĩnh vực này thì công việc:  Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại giống gia cầm (STT 49) được xếp vào công việc nặng nhọc, độc hai. Đặc điểm điều kiện lao động: Làm việc trong môi trường bụi, bẩn, hôi thối ;công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều loại nấm và vi sinh vật gây bệnh.

Riêng lĩnh vực Thương binh-Xã hội (lĩnh vực số 29) thì một số công việc sau đây được xếp vào công việc nặng nhọc, độc hại (chia theo điều kiện lao động IV và V):

  • Trực tiếp khám, điều trị, xét nghiệm, phục vụ, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng tại các cơ sở điều trị, điều dưỡng, phục hồi chúc năng, trợ giúp xã hội (số TT 03 và 05 của điều kiện lao động IV và V).

Đặc điểm điều kiện lao động: Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với vi rút, vi khuẩn gây bệnh, phân, mủ, nước tiểu, hôi thối.

  • Đổ, nặn nhựa tổng hợp lỏng làm các chi tiết để sản xuất chân, tay giả bằng phương pháp thủ công; Sản xuất các dụng cụ chỉnh hình (chân, tay giả, giầy, nẹp, áo chỉnh hình... (STT 02, điều kiện lao động số IV và V).

Đặc điểm điều kiện lao động: thường xuyên tiếp xúc với các dung môi hữu cơ và các hóa chất độc khác; Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn rất cao..

         -  Công tác lưu trữ hồ sơ tại:

                 +  Trung tâm lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

                 +  Kho lưu trữ của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

                 +  Kho lưu trữ của Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải bảo quản từ 15.000 hồ sơ đối tượng tham gia và đối tượng hưởng trở lên.

 Đặc điểm điều kiện lao động: Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc hồ sơ, tài liệu có các loại bụi nấm mốc, ký sinh trùng dễ lây nhiễm, xử lý kỹ thuật, tiếp xúc hóa chất. ...         

Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH  có hiệu lực thi hành  kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.

Thông tư này cũng liệt kê 08 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (liên quan đến danh mục công việc, nghề nặng nhọc độc hại)  hết hiệu lực thi hành, trong đó gồm 06 quyết định và 02 thông tư.

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-11-2020-TT-BLDTBXH-Danh-muc-nghe-cong-viec-nang-nhoc-doc-hai-nguy-hiem-464365.aspx.