Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Quyết định 4946/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 26/11/2020

  • Thực hiện: Ths.LS. Lê Hải Yến
  • 14/12/2020

Quyết định 4946/QĐ-BYT ban hành Tài liệu hướng dẫn sàng lọc và can thiệp  giảm tác hại cho người có nguy cơ  sức khỏe do uống  rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng.

Tài liệu này  bao gồm  những nội dung chính như sau:

  • Về khái niệm và cách tinh đơn vị cồn trong đồ uống:

Tài liệu đưa ra khái niệm cồn thực phẩm, rượu, bia. Đặc biệt là cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia theo công thức như sau:

                        Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

- Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

- Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%);…

Tài liệu này khẳng định: Rượu, bia là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích, dựa trên cơ sở Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan của Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 10 (ICD10).

Một số bệnh và thương tích chính do uống rượu, bia gây ra gồm:

+Ung thư: Uống rượu, bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại - trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.

+Bệnh tim mạch: làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp và phình động mạch chủ;.Bệnh hệ tiêu hóa( (gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan cấp do rượu…);

+Rối loạn tâm thần ( làm suy giảm trí nhớ ,trầm cảm, loạn thần, kích động, tự sát…);

+ Các rối loạn và bệnh lý khác( gây lão hóa sớm, suy giảm miễn dịch, hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai;…);

+Thương tích (uống rượu, bia là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và gây thương tích khác);Các vấn đề về xã hội ( ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, giảm hoặc mất khả năng làm việc, mất việc làm, bạo lực;…).

  • Về mức độ nguy cơ do uống rượu, bia:

Để áp dụng can thiệp tại cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do uống rượu, bia dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc gọi tắt là AUDIT (Alcohol Use Disorder Identification Test - Công cụ xác định rối loạn do sử dụng rượu, bia) của Tổ chức Y tế thế giới. Khi trả lời 10 câu hỏi của bộ công cụ AUDIT một người có thể có tổng điểm từ 0 đến tối đa là 40.

Theo đó, nguy cơ do uống rượu, bia được phân thành 04 mức độ:

-Nhóm nguy cơ 01: Uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc 0 - 7 điểm.; Với mức độ này, những hậu quả của rượu, bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu.

- Nhóm nguy cơ 02: Uống rượu, bia ở mức nguy cơ cao là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc từ 8 - 15 điểm. Uống rượu, bia ở mức độ này dẫn đến nguy cơ cao gây hại cho người uống.

- Nhóm nguy cơ 03: Uống rượu, bia ở mức nguy cơ rất cao là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc từ 16 - 19 điểmNhững người ở nhóm  này đã thực sự chịu các tổn hại về sức khỏe.

- Nhóm nguy cơ 04: Nguy cơ lệ thuộc/nghiện rượu, bia

Những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc ≥20 điểm là người có nguy cơ lệ thuộc vàorượu, bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn, mất kiểm soát . Những người uống rượu, bia thuộc nhóm này có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe

Về mục đích, đối tượng và địa điểm sàng lọc:

Mục đích

Giúp nhân viên y tế đánh giá, phát hiện sớm người có nguy cơ sức khỏe hoặc rối loạn, bệnh tật do uống rượu, bia gây ra từ đó có các biện pháp tư vấn, hướng dẫn và can thiệp ban đầu để dự phòng, giảm thiểu các nguy cơ và tác hại đối với sức khỏe do uống rượu, bia.

 * Người thực hiện sàng lọc và can thiệp

- Cộng tác viên/người tham gia thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Nhân viên y tế thôn, bản; cộng tác viên y tế thôn, bản; Nhân viên y tế tại trạm y tế xã/phường/thị trấn, trạm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Nhân viên y tế tại các phòng khám, bệnh viện tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế có liên quan khác.

Những người nói trên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng bộ công cụ, quy trình sàng lọc, can thiệp và các biện pháp can thiệp giảm tác hại cho người có uống rượu, bia.

 * Đối tượng sàng lọc, can thiệp giảm tác hại

Là những người từ 18 tuổi trở lên có uống rượu, bia, gồm:

- Người dân tại cộng đồng;

- Người đến khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác tại các cơ sở y tế, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính và các rối loạn sức khỏe có liên quan đến uống rượu, bia.

  * Địa điểm thực hiện

 Tại cộng đồng; Tại trạm y tế xã/phường/thị trấn; trạm y tế của các cơ quan, tổ chức và  tại phòng khám, phòng tư vấn của các cơ sở y tế tuyến cơ sở và các cơ sở y tế có liên quan khác.

*Bộ công cụ, quy trình thực hiện sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu bia

Công cụ sàng lọc là Bộ câu hỏi sàng lọc nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia được thiết kế dựa trên bộ công cụ sàng lọc AUDIT, gồm 10 câu hỏi.

Quy trình thực hiện sàng lọc, can thiệp giảm tác hại cho người uống rượu, bia gồm 04 bước:

  +  Bước 1: Tiếp xúc, gặp gỡ đối tượng được sàng lọc;

              +  Bước 2: Tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi sàng lọc;

               + Bước 3: Phân loại mức độ nguy cơ;

               + Bước 4: Thực hiện can thiệp giảm tác hại.

*Thực hiện can thiệp giảm tác hại cho người uống bia rượu theo các nhóm nguy cơ:

Tài liệu đề ra các giải pháp thực hiện can thiệp giảm tác hại cho người uống bia rượu theo các nhóm nguy cơ khác nhau:

  • Đối với Nhóm nguy cơ 1:

Giải pháp chủ yếu là: Truyền thông nâng cao nhận thức. Gồm 05 bước : Thông báo cho đối tượng kết quả sàng lọc; Thông báo mức độ nguy cơ; Cung cấp kiến thức; Giáo dục nhận thức; Kết luận và động viên, khuyến khích. 

  • Đối với Nhóm nguy cơ 2:

Giải pháp chủ yếu gồm:  Giáo dục nhận thức và hướng dẫn. Theo đó bên cạnh các bước về giáo dục nhận thức như đối với Nhóm nguy cơ 1 còn bổ sung bước theo dõi( cung cấp số điện thoại của nhân viên y tế để khi cần đối tượng có thể liên hệ, trao đổi và xin tư vấn. Nên thực hiện sàng lọc, đánh giá lại ít nhất một năm 1 lần).

  • Đối với Nhóm nguy cơ 3:

Giải pháp chủ yếu  bao gồm:  Giáo dục nhận thức và hướng dẫn và  thực hiện tư vấn nhanh.

Bên cạnh việc thực hiện 04 bước cơ bản giống hai nhóm trên thì đối với nhóm này còn cần thực hiện  hai bước tiếp theo là Hỗ trợ thay đổi hành vi và theo dõi, hỗ trợ tiếp tục.

  • Đối với Nhóm nguy cơ 4:

  Đây là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.Theo đó, bên cạnh các bước cơ bản như: thông báo kết quả sàng lọc và giáo dục nhận thức cho đối tượng,Tài liệu còn nêu rõ: bước quan trọng áp dụng với đối tượng thuộc Nhóm này là :Giới thiệu/chuyển đối tượng đến cơ sở y tế cung cấp cho đối tượng danh sách các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc trung tâm y tế/cơ sở y tế/cơ sở khác có thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý các trường hợp lệ thuộc/nghiện rượu, bia tại địa phương và giới thiệu, hướng dẫn đối tượng đến các cơ sở này để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, Tài liệu cũng yêu cầu rõ: Người thực hiện sàng lọc tổng hợp danh sách đối tượng thuộc nhóm này, gửi trạm y tế hoặc cơ sở y tế được phân công phụ trách để có kế hoạch quản lý và hỗ trợ chăm sóc, cai nghiện cho đối tượng tại cộng đồng theo hướng dẫn của cán bộ chuyên khoa.

Tài liệu cũng hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, hỗ trợ người có nguy cơ sức khỏe  do uống bia  rượu ở cộng đồng, như: Lập danh sách người có nguy cơ để quản lý, theo dõi và hỗ trợ Trạm y tế xã; Ghi chép, báo cáo, quản lý số liệu (các trạm y tế xã/phường và phòng khám)….

Nội dung chi tiết xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4946-QD-BYT-2020-sang-loc-giam-tac-hai-cho-nguoi-co-nguy-co-suc-khoe-do-uong-ruou-458338.aspx