Nghị định 06/2018/NĐ-CP ban hành ngày 05/01/2018 quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non
- Trẻ em đang học mẫu giáo đảm bảo thuộc 01 trong các điều kiện hưởng sau:
- Thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số ít người)
- Không có nguồn nuôi dưỡng (thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐCP)
- Là nhân khẩu thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo
- Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
- Được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng
- Thời gian tính hỗ trợ theo tháng học thực tế và không quá 9 tháng/năm học
- Thời gian nộp hồ sơ: tháng 8 hàng năm
- Hồ sơ bao gồm các bản sảo đi kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực đối với các giấy tờ sau:
- Sổ hộ khẩu
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú
Ngoài ra, cần nộp 01 trong số các giấy tờ sau:
- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện
- Văn bản xác thực của UBND cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp trẻ không nguồn nuôi dưỡng theo Nghị định 136/2013/NĐCP
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ không có nguồn nuôi dưỡng
- Giấy xác nhận thuộc hộ nghèo, cận nghèo
- Phương thức hỗ trợ:
- 02 lần/năm học và được chi trả lần 1 vào tháng 10 hoặc tháng 11 và tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm
- Phương thức chi trả: trả trực tiếp cho cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ hoặc trực tiếp cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/1/2018
- Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2017
- Bỏ 11 tội danh bao gồm: Kinh doanh trái phép; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Báo cáo sai trong quản lý kinh tế; Tảo hôn; Đăng ký kết hôn trái pháp luật,vv
- Bỏ án tử hình đối với nhiều tội như: Cướp tài sản, Đầu hàng địch, Chống mệnh lệnh, Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
- BLHS dành 01 chương để quy định về tội phạm liên quan đến hôn nhân gia đình bao gồm 07 tội: Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện; Vi phạm chế độ một vợ, một chồng; Tổ chức tảo hôn; Loạn luận; Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
- Luật tiếp cận thông tin năm 2016
- Luật quy định gần 15 nhóm thông tin mà các cơ quan nhà nước bắt buộc phải công khai, gồm: Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và VBQPPL; Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương; về dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn; thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng; về thuế, phí, lệ phí;...
- Hình thức công khai thông tin: Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; trên phương tiện thông tin đại chúng; Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác; thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí;vv
- Luật trợ giúp pháp lý năm 2017
Đối tượng được trợ giúp pháp lý (TGPL)gồm:
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính (là người thuộc hộ cận nghèo, người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng):
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Phạm vi TGPL được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Hình thức TGPL bao gồm: tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng.