Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước

  • Thực hiện: Mỹ Hạnh
  • 24/10/2021

Câu hỏi: Tôi có nghe trên báo, đài thời sự nói đến áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Vậy cho tôi hỏi hiện nay pháp luật quy định như thế nào về ap dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước? Xin cảm ơn!

Phòng Luật – ACDC tư vấn:

1. Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước.

Căn cứ Điều 26 Luật Thương mại năm 2005 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước như sau:

“1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;

b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

2. Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.”

2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Căn cứ Điều 16 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp lưu thông có điều kiện nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không có giấy phép theo quy định;

b) Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

11. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

12. Đối với hành vi kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Bên cạnh đó, khoản 13 Điều 16 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau: “Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được quy định như trên

----------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng.
Người khuyết tật và người thân của người khuyết tật nếu có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau:
Hotline:
 024 6329 1019 hoặc 024 6291 0814 (vào giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Email: tuvan@acdc.org.vn
Fanpage: Viện ACDC
Đây là dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí dành cho người khuyết tật và người thân của người khuyết tật trên toàn quốc.