Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Quyết định số 4156/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 28/8/2021 về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà

  • Thực hiện: Ths.LS. Lê Hải Yến
  • 23/09/2021

Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để hướng dẫn cho người nhiễm COVID-19 và người chăm sóc người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà.

Nội dung Tài liệu gồm hai phần chính là Hướng dẫn chăm sóc và hướng  dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà..

  1. Phần hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà gồm những nội dung chính như:

 Giới thiệu chung về bệnh dịch Covid -19, mục tiêu cần đạt chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà; diện những người nhiễm Covid-19 được chăm sóc tại nhà; mức độ bệnh, đặc điểm của  người nhiễm Covid 19; tự theo dõi sức khỏe của người nhiễm tại nhà; căng thẳng tinh thần và ứng phó; lời khuyên đối với : người nhiễm là người khuyết tật; người bị tâm thần, người cao tuổi, là phụ nữ có thai, bị bệnh nền; chăm sóc người nhiễm là trẻ em; các bài tập vận động; phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 trong gia đình; vv

Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý ở Phần này:

  1. Tài liệu nêu rõ những người  người nhiễm COVID-19 hội đủ các điều kiện như sau được các cơ quan có trách nhiệm quyết định cách ly, theo dõi tại nhà:

• Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

• Tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.

• Bệnh, thể trạng kèm theo: không có bệnh nền (Danh sách các bệnh nền nêu cụ thể tại trang 20 của Tài liệu ).

• Không đang mang thai.

  1. Những việc cần chuẩn bị:

Tài liệu hướng dẫn nhữn

g việc chủ yếu cần chuẩn bị khi có người nhiễm cách ly, theo dõi tại nhà:

  • Lưu lại các số điện thoại: đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.
  • Xác định vùng không gian dành riêng cho người nhiễm; Phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
  • Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế ; Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần);nhiệt kế; máy đo huyết áp;thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy; dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, ;vv   Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sỹ đối với người nhiễm (nếu có).

Tài liệu cũng lưu ý: Khi một người trong nhà nhiễm COVID-19, có nghĩa là những người khác trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

  1. Hướng dẫn tự  theo dõi sức khỏe của người nhiễm tại nhà:

Gồm  những việc như sau:

• Điền đầy đủ thông tin vào Bảng theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày (có Mẫu kèm theo)

• Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày như:

- Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hòa ô xy trong máu - SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ;…Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

  Một trong những dấu hiệu cần báo ngay với nhân viên y tế :

- Khó thở, thở hụt hơi; Nhịp thở tăng (có hướng dẫn chi tiết với người lớn và trẻ em);

- Mạch nhanh; huyết áp thấp( có chỉ số kèm theo);Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực,đau tăng khi hít sâu….

     Đặc biệt, Tài liệu đưa ra một số Lời khuyên đối với một số người nhiễm được theo dõi, chăm sóc tại nhà:

+/ Đối với người khuyết tật:

• Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 với mức độ nặng cao hơn, vì vậy, người chăm sóc thường sẵn sàng các tình huống phải liên lạc với nhân viên y tế; theo dõi sát dấu hiệu của người nhiễm và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế điều trị COVID-19 trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

• Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần để giúp bù đắp cho việc hạn chế các hoạt động bên ngoài và tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm,thất vọng…

• Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trước và sau khi sử dụng.

• Các thông tin phòng chống COVID-19 và cách ly y tế phù hợp với người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành có sẵn trên youtube và website: http://kcb.vn;vv;

+/  Đối với người tâm thần:

Cần thực hiện tốt các việc sau:

• Chuẩn bị chi tiết mọi thứ cần thiết khi phải cách ly, đặc biệt phải chuẩn bị thuốc điều trị bệnh tâm thần dùng trong 1-3 tháng điều trị.; không tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc đang điều trị. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoãn do bệnh dịch, nên tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.

• Tập luyện các bài tập thể chất, phục hồi chức năng đơn giản hàng ngàyvv

• Người chăm sóc, người nhà cần theo dõi, phát hiện sớm các tình trạng cấp cứu như: kích động, ý tưởng hoặc hành vi tự sát, từ chối ăn uống, trạng thái cai, sảng, ngộ độc thuốc. Liên lạc với nhân viên y tế để được hướng dẫn hỗ trợ, xử trí cấp cứu….

+/  Đối với trẻ em:

•  Tài liệu yêu cầu cha, mẹ, người thân cần để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là:

- Khóc hoặc cáu quá mức ở trẻ nhỏ.; Lo lắng hoặc buồn thái quá. Bỏ tham gia các hoạt động trẻ từng thích trước đây.

- Nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân;vv

Những việc cần làm :

• Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19;Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.

• Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, vv

• Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi ;vv

vi  ) Hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình:

Tài liệu hướng dẫn kỹ các nhóm biện pháp khác nhau, như:

 •   Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

•   Vệ sinh tay thường xuyên; Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách

•   Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

•   Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ; Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định;vv

Ngoài ra, Tài liệu còn hướng dẫn một số bài tập vận động ( tập thờ;tư thế nghỉ ngơi; tập tại giường; các bài tập vận động tăng thể lực).

  1. Phần về chế độ dinh dưỡng khi điều trị người nhiễm CO Vid-19 tại nhà:

Phần này của Tài liệu gồm những nội dung chính như: Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị người bệnh nhiễm Covid 19; nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng và cách lựa chọn thực phẩm và nguyên tắc lựa chọn dinh dưỡng cho từng nhóm người, chia thành người trưởng thành và trẻ em.

Kèm theo Tài liệu là 03 Phụ lục thực đơn tham khảo cho người trưởng thành và trẻ em;vv

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4156-QD-BYT-2021-Tai-lieu-Huong-dan-Cham-soc-nguoi-nhiem-COVID19-tai-nha-486307.aspx?ui=09RVMk1UUXpP