Chỉ thị 993/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường thông qua việc thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường như: hộp thư góp ý, đường dây nóng, lắp đặt hệ thống camera giám sát… Thêm nữa, các cơ sở cũng cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao cả về kiến thức, năng lực và trách nhiệm của các cán bộ tư vấn tâm lý, nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
Hàng năm các cơ sở giáo dục phải tiến hành ký cam kết phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh về việc quản lý, giáo dục. Hai bên cần thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động của trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường…của học sinh. Mặt khác, cơ sở giáo dục cũng có thể tổ chức một số hoạt động nhằm hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh các kiến thức, kỹ năng để đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
Ngoài ra, Chỉ thị còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các sơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo giáo viên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc phòng, chống bạo lực học đường.