Ban đầu, anh thành lập một cơ sở sản xuất kinh doanh sơ chế sản phẩm nông nghiệp nhỏ tại quê, thu mua nhỏ lẻ. Dần dần, kết nối được nhiều với các đơn vị cung ứng, xuất khẩu, anh thu mua và mở rộng xưởng. Sau gần 10 năm, anh đã có một cơ ngơi khang trang, gia đình cũng ổn định với vợ và 2 con nhỏ. Cuộc sống của anh những tưởng viên mãn từ đây, nhưng tai nạn ập đến, trong một chuyến công tác miền Nam năm 2010, anh bị tai nạn giao thông dẫn đến liệt hai chân. Gia đình phải bán nhà, bán đất để chữa trị cho anh với hi vọng mong manh rằng anh có thể khôi phục sức khỏe phần nào. “Gia đình đưa tôi đi tất cả các viện lớn trong nước, có đợt còn qua cả Singapore nhưng vẫn không thể giúp tôi cử động được” anh Bình chia sẻ. Sau nhiều năm theo đuổi việc chữa trị, tài sản đã bán hết, gia đình anh đành chấp nhận từ bỏ. Anh cũng chấp nhận gắn liền với chiếc xe lăn thay vì đôi chân như trước. Từ một gia đình khá giả trong vùng, chỉ sau một thời gian ngắn đã quay lại với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại căn nhà nhỏ trên mảnh đất đồi ông bà để lại. Anh Bình nhớ lại thời gian đó, ánh mắt không khỏi đượm buồn “Thử nghĩ mà xem, tôi từ người trụ cột cho gia đình bỗng trở thành gánh nặng cho cả 3 mẹ con, khổ nhất là vợ tôi, thời gian tôi mới bị tai nạn và chạy chữa, vừa lo cho chồng, vừa lo cho con, nhìn cô ấy tiều tụy tưởng một cơn gió có thể thổi bay, lòng tôi quặn thắt, chỉ nghĩ rằng hay mình chết đi, để 3 mẹ con được giải thoát. Như biết tôi nghĩ gì, cô ấy hàng đêm đều tâm sự với tôi, cô ấy nói không sợ khổ, không sợ vất vả, chỉ sợ điểm tựa tinh thần để cố gắng là tôi và con không còn, đến lúc đấy, cô ấy mới thực sự sụp đổ. Nghe vậy, tôi tự nhủ bản thân phải cố gắng chữa trị, phải khôi phục lại để nuôi được vợ và con. Nhưng thực tế thì như mọi người thấy đấy, bây giờ tôi vẫn phải cần người chăm sóc, vẫn không đi lại được.” cuối câu anh cười đầy chua sót.
Ảnh mang tính chất minh họa
Từ năm 2015 gia đình anh được xếp trong danh sách thuộc hộ nghèo, hàng ngày, vợ anh đẩy xe lăn cùng anh đi bán hàng rong khắp phố lớn, ngõ nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày như vậy, anh và vợ lại phải chịu những ánh nhìn soi mói, những lời thì thầm từ những người xa lạ và cả những người quen. Người không biết thì nói anh giả bệnh, kiếm tiền trên sự thương xót của xã hội. Người biết gia đình anh thì xì xào, so sánh nhà anh xưa và nay. Anh không thanh minh, không giải thích, bên ngoài anh tỏ vẻ bình tĩnh cho vợ yên tâm nhưng trong lòng thì hận bản thân vô dụng, để vợ phải cùng mình chịu cảnh khổ cực.
Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, với nỗi băn khoăn không ngày nào ngưng lặp đi lặp lại trong đầu: “Mình cũng học đại học, mình từng quản lý cả một cơ sở làm ăn phát đạt, mình chỉ không thể đi lại được thôi chứ đầu óc vẫn hoạt động tốt, vậy tại sao mình không bắt đầu lại?”. Bắt đầu lại nghề cũ sẽ khó với dạng tật của anh, anh lên mạng tìm hiểu các mô hình kinh doanh, chăn nuôi phù hợp với hoàn cảnh hiện tại cũng như liên hệ với Hội người khuyết tật để tham gia vào các nhóm người khuyết tật khởi nghiệp để chia sẻ, học tập kinh nghiệm của những người đi trước.
Ban đầu, anh dự định vay vốn thương mại tại ngân hàng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, tất cả những ngân hàng anh từng liên hệ vay vốn đều yêu cầu anh phải thế chấp tài sản cho khoản vay. Hoàn cảnh khó khăn, tài sản duy nhất còn lại là căn nhà cấp bốn trên mảnh đất đồi. Anh chẳng dám liều mình đánh đổi. Vợ anh thương chồng, thương con, chạy vạy khắp nơi vay mượn, từ họ hàng đến bạn bè rồi đối tác làm ăn cũ. Nhưng thấy cảnh gia đình anh như vậy, không ai nguyện ý cho vay. Nhìn cảnh chị đến từng nhà rồi lủi thủi ra về, có ý tưởng kinh doanh nhưng túng quẫn tiền vốn, anh cảm thấy tuyệt vọng. Những tưởng cuộc sống bế tắc không lối thoát, cuối tháng 6/2017, một thông tin mang theo cơ hội mở ra cánh cửa tươi sáng hơn cho tương lai của anh và gia đình. Theo thông tin hỗ trợ từ Hội người khuyết tật và Hội nông dân, được biết nhà nước có chính sách hỗ trợ người lao động là người khuyết tật có nhu cầu tự tạo việc làm có thể vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn các đối tượng khác, anh liên hệ, tìm hiểu điều kiện, trình tự thủ tục vay vốn. Vì vừa là thành viên cuả Hội nông dân, vừa là thành viên của Hội người khuyết tật nên anh được mọi người hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều. Anh gia nhập tổ tiết kiệm vay vốn của Hội nông dân, sau một thời gian chuẩn bị hồ sơ và phương án kinh doanh đầy đủ, chi tiết, anh được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội gần 40 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Sau hơn 2 năm gây dựng, với kinh nghiệm kinh doanh sẵn có và sự nỗ lực không ngừng của bản thân và gia đình, dần dần, gia đình anh đã có một trang trại nuôi nhím nhỏ với 10 cặp nhím giống và 5 chuồng nhím thương phẩm, ước tính hàng năm thu về 150 triệu đồng. Anh chia sẻ: “Ban đầu khó khăn lắm, tôi cũng không định nuôi nhím đâu nhưng các bác trong Hội gợi ý cũng như nhà bên cạnh có mảnh đất đồi có thể thuê nên tôi cũng thử xem sao. Tôi cứ nghĩ nuôi đơn giản nhưng cũng chết mất mấy cặp. Sau tôi cùng vợ tham gia các lớp tập huấn, liên hệ những trang trại nuôi nhím trong vùng hoặc lân cận để học tập thêm, dần dần nuôi nhiều thành quen, giờ cũng coi như êm ấm.”
Năm 2019, gia đình anh thoát nghèo, hai vợ chồng cùng chung sức gây dựng trang trại nhím ổn định đời sống, đồng thời chia sẻ với các hội viên khác trong Hội người khuyết tật, Hội nông dân có nhu cầu làm hồ sơ vay vốn, học hỏi kinh nghiệm nuôi nhím, vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Luật Việc làm 2013, người lao động là người khuyết tật có nhu cầu tự tạo việc làm có thể vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Điều đó có nghĩa rằng người lao động này phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi (khoản 2 Điều 20 BLDS 2015).
Khi đã đáp ứng được các điều kiện nói trên, căn cứ Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 74/2019/NĐ-CP và Hướng dẫn số 8055/NHCS-TDSV của Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm ngày 30/10/2019 quy định chính sách vay vốn ưu đãi dành cho người khuyết tật tự tạo việc làm được áp dụng như sau:
|