Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Sử dụng lao động người khuyết tật trong một số doanh nghiệp Nhật Bản

  • Thực hiện: Tống Thùy Linh
  • 06/02/2017

1. Vài nét về chế độ làm việc cho người khuyết tật ở Nhật Bản

Tính đến cuối năm 2012, dân số Nhật Bản là khoảng 127,5 triệu người. Trong đó, số người khuyết tật trên 7,5 triệu người, chiếm gần 6% dân số. Người khuyết tật ở Nhật Bản được phân làm hai loại: người khuyết tật cơ thể và người khuyết tật trí tuệ.

Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm nhiều đến người khuyết tật, dành một khoản tài chính lớn để trợ cấp cho những người khuyết tật nặng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến lĩnh vực này. Trong đó, Bộ luật “Xúc tiến lao động là người khuyết tật” có quy định mỗi doanh nghiệp phải tiếp nhận 1,8% lao động là người khuyết tật trong tổng số biên chế của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay con số này trung bình là khoảng 1,5%, những doanh nghiệp nào không nhận đủ 1,8% đều bị phạt. Bởi vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú trọng tới vấn đề này trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực.

Tại Nhật, các tập đoàn lớn đều có “Công ty con” với 100% người khuyết tật làm việc và hầu hết làm gia công cho các “Công ty mẹ” nhằm đảm bảo tỷ lệ lao động là người khuyết tật tại các tập đoàn. Do có nhiều hình thức như vậy nên các tập đoàn lớn đã đảm bảo tỷ lệ lao động là người khuyết tật vào làm việc. Trong toàn quốc có khoảng 176 “công ty con” để đảm bảo cho 176 tập đoàn “Công ty mẹ” có đủ tỷ lệ người khuyết tật làm việc[1].

Tỉ lệ lao động là người khuyết tật

trong tổng số lao động của từng công ty (%)

Tỉ lệ nhân viên là người khuyết tật (%)

2008

2009

2010

2011

2012

1. Toshiba

 

2,22

2,21

2,13

2,17

2. Sharp

2,02

2,09

2,19

2,28

 

3. Mitsubishi

2,05

2,11

2,23

 

 

4. Fujitsu

1,81

1,9

2,01

2,05

 

5. Hitachi

2,06

2,01

2,05

2,00

 

6. Sony

2,22

2,27

2,31

2,43

 

Tỉ lệ trung bình tại tất cả các công ty tư nhân (dựa theo điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản)

1,59

1,63

1,68

1,65

 

2. Một số biện pháp tuyển dụng và sử dụng lao động là người khuyết tật tại Nhật

Tháng 2/2005, Toshiba With được thành lập như một công ty con đặc biệt, phù hợp với chính sách cơ bản của Toshiba nhằm tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Công ty được đặt tên là “With” với hy vọng tạo ra môi trường làm việc mà người khuyết tật và người không có khuyết tật có thể sống và làm việc cùng nhau. Hiện tại có 25 nhân viên, đa số là người khuyết tật về tinh thần đang làm việc tại 5 bộ phận kinh doanh của tập đoàn Toshiba. Năm 2010, công ty thành lập một hệ thống liên kết 7 bộ phận hỗ trợ lao động người khuyết tật, bao gồm Phòng Quản lý và Nhân lực và Trung tâm thiết kế Toshiba. Hệ thống này giúp công ty thiết kế và triển khai các giải pháp toàn diện để hỗ trợ lao động là người khuyết tật.

Công ty Sharp đã lập một website đưa các thông tin về sáng kiến tuyển dụng người khuyết tật vào tập đoàn Sharp. Công ty cũng thực các bài giảng ngôn ngữ ký hiệu nhằm tuyển dụng người lao động có vấn đề về thính giác.

Tại Mitsu, công ty đã thành lập Công ty TNHH Mitsui Bussan Business Partners (trước đây là công ty trách nhiệm hữu hạn Bussan Servive), là một công ty con đầu tiên tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Một số lượng lớn người khuyết tật đang làm việc tại các bộ phận quản lý và hành chính như in ấn, thư từ, xử lý dữ liệu, xây dựng và bố trí du lịch kinh doanh, nhân sự và quản lý văn phòng, phúc lợi và bảng lương…

Được thành lập vào năm 1983, Công ty TNHH Mitsubishi Shoji & Sun là một công ty con được chỉ định đặc biệt của Tập đoàn Mitsubishi. Hoạt động theo triết lý “chung sống” giữa người khuyết tật và không khuyết tật, “nổi bật” như một công ty và “giá trị doanh nghiệp” mới, công ty cung cấp các dịch vụ như hệ thống bảo trì và quản lý thông tin, đó là một lĩnh vực hiếm giành cho một công ty con. Trong năm 2009, công ty được lựa chọn “mô hình doanh nghiệp tăng cường việc làm cho người khuyết tật tinh thần” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, được công nhận là công ty đóng góp vào bí quyết giải quyết việc làm và cung cấp nơi làm việc cho những người bị thiểu năng về trí tuệ.

Ở Fujitsu, nhiều người khuyết tật đang làm việc tại các vị trí, bao gồm các nhà nghiên cứu, các nhà phát triển, nhân viên bán hàng và kỹ sư hệ thống. Khi tuyển dụng nhân viên mới, ngoài việc tổ chức các cuộc hội thảo, Fujitsu cố gắng để nhiều người khuyết tật tới Fujitsu phỏng vấn bằng cách tham gia vào các sự kiện việc làm do các công ty chuyên tìm kiếm việc làm tổ chức. Fujitsu cũng đưa ra thông báo thực tế tuyển người khuyết tật làm việc tại Fujitsu trong tờ rơi và trên các trang web. Trong việc xác định nhiệm vụ nơi làm việc, công ty Fujitsu cùng thảo luận để tạo khả năng tốt nhất cho cá nhân, và sau khi xác định xong sẽ tổ chức các cuộc phỏng vấn. Vì vậy, công ty thực hiện theo dõi lâu dài từ phát triển nguồn nhân lực ban đầu cho đến khi tuyển lao động.

Ngoài ra, Fujitsu tổ chức các diễn đàn hình thành các mạng lưới người lao động khuyết tật và tạo ra môi trường làm việc nơi mọi người có thể tạo ra kết quả bất kỳ không kể đến khuyết tật mà họ có thể có. Hơn nữa, công ty công bố công khai trên các mô hình vai trò của mạng nội bộ và hướng dẫn sử dụng cho những nơi làm việc có thể chấp nhận người lao động khuyết tật.

Công ty Hitachi đang phát triển một cơ sở làm việc mà bất kỳ ai cũng có thể đóng góp hết sức mình. Công ty tiếp tục tuyển dụng người khuyết tật và thúc đẩy sự hiểu biết về người khuyết tật trong toàn tập đoàn tại Nhật Bản. Trong năm tài chính 2011, công ty tiếp tục thuê lao động là người khuyết tật. Công ty tổ chức các hội chợ việc làm cho người khuyết tật 2 lần, tăng 1 lần so với trước đây. Công ty đã tổ chức 5 hội thảo nghiên cứu trong năm để tuyển dụng lao động khuyết tật; mục tiêu là để làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và chia sẻ thông tin giữa các công ty.

3. Vài nét về công ty con đặc biệt thuộc tập đoàn Hitachi

Bốn công ty con đặc biệt trong Tập đoàn Hitachi được dành riêng để tạo ra việc làm cho người khuyết tật. Trong năm tài chính 2011 - 2012 người khuyết tật về thể chất, tinh thần đã làm việc tại các công ty con, tăng từ con số 180 người so với năm 2010. Những người này làm việc với các nhân viên của công ty mẹ và các công ty chi nhánh trong cùng một địa điểm, thu thập và gửi thư, vệ sinh văn phòng, làm việc trong nhà ăn và xử lý công việc văn phòng.

Một công ty con đặc biệt của công ty TNHH Hitachi Mentals có trụ sở tại Kumagaya, tỉnh Saitama. Ở đây, nhân viên khuyết tật về thể chất, tinh thần đã làm việc trong các quy trình sản xuất kể từ khi sáng lập của công ty vào năm 1998: tham gia sản xuất nam châm vĩnh cửu, hoàn thiện bánh xe bằng nhôm và làm sạch.

4. Thúc đẩy việc làm và hiểu biết của người khuyết tật tâm thần

Xây dựng mạng nội bộ cho các dự án thúc đẩy việc làm của người khuyết tật tinh thần.

Tháng 3/2010 chứng kiến ​​sự hoàn thành mô hình dự án của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi mang tên “Thúc đẩy Việc làm cho người khuyết tật tinh thần”. Công ty Hitachi đã tham gia trong dự án đó và hiện vẫn còn sử dụng các trang web của dự án và mạng nội bộ để tiếp tục nâng cao sự hiểu biết giữa các nhân viên trong Tập đoàn về những nhu cầu của người khuyết tật tinh thần.

Số người "ủng hộ tự nhiên", hoặc những người đã cung cấp hỗ trợ tự nhiên cho người khuyết tật tinh thần, tăng lên 278 người trong năm 2011 từ con số 110 người so với năm 2010. Kể từ khi dự án mô hình kết thúc, công ty đã tiếp tục các hoạt động, bao gồm tổ chức các buổi tập huấn cho những người hỗ trợ. Công ty tiếp tục xây dựng trên thành tích tăng số lượng nhân viên bị khuyết tật tinh thần trong Tập đoàn Hitachi là 33 người trong năm 2011. Ngoài ra, công ty tham gia vào các bài giảng bên ngoài và hội thảo về sử dụng lao động khuyết tật, chia sẻ kinh nghiệm học được từ các dự án mô hình với nhiều công ty khác. Công ty Hitachi sẽ tiếp tục phát huy sáng kiến ​​giúp cải thiện việc làm cho người khuyết tật tinh thần tại Nhật Bản.

Tống Thùy Linh

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á