Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017

  • Thực hiện: Thùy Linh
  • 28/08/2017

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017

Người được trợ giúp pháp lý (Điều 7)

Kể từ ngày 1/1/2018, các đối tượng sau đây được trợ giúp pháp lý:

  • Trẻ em (bao gồm tất cả người dưới 16 tuổi);
  • Người bị buộc tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
  • Những người sau đây có khó khăn về tài chính bao gồm: người khuyết tật; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.

Địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý (Điều 28): phải đảm bảo điều kiện để việc trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý được dễ dàng, thuận lợi.

Yêu cầu trợ giúp pháp lý (Điều 29)

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý gồm:

  • Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
  • Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý
  • Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa kết thúc thì tiếp thục thực hiện theo quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006 cho đến khi kết thúc vụ việc.

Luật ngày có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.